Đặc điểm trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

20/12/2010
(Tiếp bài Những mô hình trợ giúp pháp lý và bài học kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý cho phụ nữ của TS. Trần Huy Liệu, Phó Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp)

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghịêp. Như vậy, hoạt động trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động vừa có tính chất nhà nước, vừa mang tính chất xã hội.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 là Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước, luật sư, tư vấn viên pháp luật của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghịêp.

Đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí là người thuộc hộ nghèo; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số thường trú ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm HIV, nhiễm chất độc hóa học, trẻ em không nơi nương tựa.

Lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật, trừ các vụ việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Hình thức trợ giúp pháp lý.

Hình thức thực hiện TGPL bao gồm: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hoà giải và hướng dẫn thủ tục hành chính, khiếu nại.

Miễn phí đối với người được TGPL.

Người được trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí hay thù lao nào dưới bất kỳ hình thức nào. Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý là nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

(1. Khái niệm trợ giúp pháp lý
3. Mô hình trợ giúp pháp lý ở Việt Nam)

TT

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video