Hội LHPN tỉnh Ninh Bình: Xây dựng được trên 700 mô hình dân vận khéo
Việc triển khai Nghị quyết được Hội LHPN tỉnh Ninh Bình gắn với thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Các cấp Hội đã chủ động, tích cực tham mưu với cấp ủy các cấp đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận và vận động phụ nữ, tạo động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN các cấp có bước phát triển. Nổi bật là:
Hội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có phụ nữ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tích cực vận động hội viên, phụ nữ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kịp thời nắm tư tưởng hội viên thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và tổ chức Hội với cán bộ, hội viên, phụ nữ. Đồng thời lên tiếng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em khi bị xâm hại. Công tác tuyên truyền, vận động, chăm lo lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ được chú trọng. Hiện nay, Hội đang quản lý trên 3.500 tỷ đồng giúp cho trên 51.000 lượt hội viên vay vốn. Trong 10 năm đã phối hợp tổ chức 4.000 lớp dạy nghề, truyền nghề cho 60.000 phụ nữ, giới thiệu việc làm cho 20.000 phụ nữ, hỗ trợ trên 1.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
Các cấp Hội có nhiều sáng tạo, linh hoạt thực hiện các phong trào thi đua của Hội, của địa phương phát động. Đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, văn minh du lịch, phòng, chống dịch covid 19, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận. Trong 10 năm, các cấp Hội đã đăng ký xây dựng 725 mô hình Dân vận khéo. Điểm mới là lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương và khả năng huy động nguồn lực của Hội để chỉ đạo như: phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp/Nhà sạch, đường đẹp”, “Ngày thứ 7 sạch”, “Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình”, “Tuyến đường bích họa”, “Tuyến đường phụ nữ tự quản”, “Đường hoa/Đường cây phụ nữ” với chiều dài hơn 1.500 km. 119/143 cơ sở Hội xây dựng mô hình “Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn”, “Hạn chế sử dụng túi nilon”, “Thu gom vỏ thuốc BVTV ngoài cánh đồng”, “Đổi phế liệu lấy cây xanh”, “Ngôi nhà xanh”... Vận động hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng PTTĐ “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid - 19” với hơn 8 tỷ đồng ủng hộ bằng hiện vật, tiền mặt.
Thường trực Hội LHPN tỉnh Ninh Bình tham gia trồng cây tại xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn
Hằng năm, Hội rà soát số phụ nữ nghèo đứng chủ có địa chỉ, xác định nguyên nhân. ...phối hợp với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp để huy động nguồn lực hỗ trợ như cho vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, chuyển giao KHKT, phân công cán bộ hội giúp đỡ cụ thể từng nhóm đối tượng, từng hộ gia đình bằng các việc làm cụ thể. Trong 10 năm qua, đã có trên 10.000 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn được giúp đỡ nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có 1.680 hộ phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững; 502 gia đình phụ nữ đang ở nhà tạm, nhà dột nát được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa với tổng trị giá hơn 24 tỷ đồng. 90 trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đỡ đầu đến hết Trung học phổ thông với số tiền từ 4,5- 5 triệu đồng/em/năm; giúp đỡ 542 thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật được đưa ra khỏi danh sách quản lý. Tặng trên 45.000 suất quà với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng; xây dựng 3.000 CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, 5 không, 3 sạch, dân vũ thể thao, văn hóa, văn nghệ thu hút trên 110.000 hội viên phụ nữ tham gia.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; tham mưu công tác cán bộ nữ, phát triển đảng viên nữ. Các cấp Hội tổ chức 96 hội nghị phản biện, 1.210 cuộc giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đằng giới. Tổ chức gần 800 cuộc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và tổ chức Hội với hơn 80.000 cán bộ, hội viên, phụ nữ về chính sách hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, Bảo hiểm y tế cho phụ nữ, chế độ cán bộ Hội cơ sở, phụ nữ nghèo, khuyết tật. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, nữ tham gia đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước. Quan tâm bồi dưỡng phụ nữ ưu tú giới thiệu cho Đảng, số đảng viên nữ được kết nạp hằng năm đạt bình quân 53% so với tổng số đảng viên mới.
Các cấp Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp và đã tạo được sự chuyển biến tích cực về trình độ, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội. Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội. Đầu tư hoạt động hướng về cơ sở, vùng khó khăn, công giáo, dân tộc, làm điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng. Tích cực giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ yếu thế, trẻ em nghèo; huy động các tiềm năng, nguồn lực và sự năng động, sáng tạo của phụ nữ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội…
Giai đoạn tới, Hội tiếp tục có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 25 và Kết luận số 43, Nghị quyết số 11-NQ/TW, Chỉ thị số 21-CT/TW và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, của Hội về công tác dân vận và công tác phụ nữ. Tập trung xác định, dự báo những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ, công tác Hội để xác định trọng tâm ưu tiên chỉ đạo thống nhất trong toàn hệ thống Hội. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội thiết thực, hiệu quả, phù hợp thực tiễn địa phương. Vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Trung ương Hội và địa phương phát động; thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo"; chủ động nắm bắt, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ; Quan tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hình thức tiên tiến gắn với các sản phẩm OCOP. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; đối thoại với hội viên phụ nữ và nhân dân. Tham mưu công tác cán bộ nữ.