Video

Đa dạng hóa các mô hình hoạt động Hội

02/11/2023
- Hậu Giang: Đa dạng hoạt động hỗ trợ, chăm lo đời sống hội viên, phụ nữ
- Sơn La: Mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số, hội viên phụ nữ có đạo giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá”

- Hậu Giang: Đa dạng hoạt động hỗ trợ, chăm lo đời sống hội viên, phụ nữ

Đa dạng hóa hình thức thu hút, tập hợp chị em tham gia tổ chức Hội, Hội LHPN các cấp trong tỉnh Hậu Giang xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ phát huy nội lực, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Tổ dịch vụ nấu ăn của Hội LHPN xã Đại Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang là một mô hình rất thiết thực, giúp chị em tận dụng thời gia nông nhàn, tăng thu nhập. Hiện đã có 6 tổ dịch vụ với tổng số 50 thành viên tham gia. Mô hình liên kết chị em phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, vừa tạo điều kiện để chị em kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trong chế biến, quảng bá các món ăn truyền thống, vừa tạo việc làm cho chị em đồng thời giảm bớt chi phí hợp lý so với thuê mướn nhà hàng. Khách hàng được phục vụ chủ yếu là các buổi hội nghị, đám tiệc, việc gia đình… ở địa phương. Để hỗ trợ mô hình, trong thời gian tới, Hội LHPN thành phố sẽ kết nối đơn vị nghiệp vụ chuyên môn tổ chức đào tạo nghề kỹ thuật chế biến, trang trí, bày biện các món ăn, trang bị kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên mô hình.

Mô hình “Phụ nữ kết nối kiều bào” của Hội LHPN thành phố Vị Thanh với 13 thành viên, có mục tiêu kết nối, tập hợp đa dạng đối tượng chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, qua đó nhằm tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hội viên kiều bào hoặc có người thân đang định cư ở nước ngoài; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, thực hiện các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài (lý lịch tư pháp, visa, giấy khai sinh cho trẻ em con lai),...

- Sơn La: Mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số, hội viên phụ nữ có đạo giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá”

Mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số, hội viên phụ nữ có đạo giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá” tại bản Ít Lót, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã nhằm thực hiện Kế hoạch của Hội LHPN tỉnh về việc Tổ chức triển khai công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo năm 2023 và Khâu đột phá: Đồng hành xây dựng chi, tổ phụ nữ các xã biên giới vững mạnh, trong đó chú trọng đến các vùng có đồng bào sinh hoạt tôn giáo”.  

Ra mắt mô hình ở Sông Mã

Tại buổi ra mắt mô hình đã công bố quyết định thành lập mô hình; đồng thời lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cũng chỉ đạo và định hướng một số nội dung nhiệm vụ để triển khai, duy trì hoạt động của mô hình; chị Sồng Thị Ly - chi hội trưởng phụ nữ - Chủ nhiệm Mô hình phát biểu nhận nhiệm vụ, thông qua quy chế hoạt động của mô hình.

Ngay sau khi mô hình được thành lập, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức truyền thông thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” cho 38 thành viên của mô hình để trang bị thêm kiến thức cho thành viên mô hình và là cơ sở cho Ban Chủ nhiệm có thêm nội dung tuyên truyền và tổ chức sinh hoạt mô hình gắn với triển khai nhiệm vụ Hội và phong trào phụ nữ.

Hội LHPN tỉnh Hậu Giang; Nguyễn Phương

MÔ HÌNH HAY

Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến về chuyên đề an toàn cho phụ nữ và trẻ em năm 2019

  • Chuyên đề thực sự cần thiết
  • Cần tuyên truyền rộng hơn về thực hiện chuyên đề
  • Ý kiến khác
Xem kết quả