Men say của núi rừng
"Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời...cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.
Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Khi chiêng cất lời cũng như người ta cất tiếng hát, tiếng hát lúc ngân dài như dòng sông Serepôk, lúc dữ dội như thác Đray Sáp, khi lại sâu lắng, hiền hòa như đất đỏ Bazan....
Trong các lễ hội ở Tây Nguyên không bao giờ có thể thiếu cồng chiêng. Âm thanh của cồng chiêng như chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa, những vòng xoay đắm say.
Đến Tây Nguyên, đến với lễ hội của người Bana, Êđê, Cơho...chếnh choáng trong men say rượu cần, ngất ngây cùng âm thanh cồng chiêng để rồi ngẫm Tây Nguyên như chắt lọc hết những tinh hoa của đất trời bởi "Có cái nắng, có cái gió/Có nỗi nhớ không mang tên/Không mang tên người ơi!”.