Độc đáo dây thắt váy của phụ nữ Cơ Tu

06/06/2014
Dây thắt váy (người Cơ Tu gọi là cơ ting papah) từ lâu đã trở thành phụ trợ không thể thiếu trong trang phục truyền thống và góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ Cơ Tu.

Đây cũng là điểm khác biệt trong trang phục của người phụ nữ Cơ Tu miền núi Quảng Nam so với các trang phục phụ nữ các dân tộc anh em khác trong vùng. Một sản phẩm không thể thiếu trong trang phục lễ hội của người phụ nữ Cơ Tu là dây thắt váy (cơ ting papah). Đây là một sợi dây dệt bằng các sợi vải, rộng khoảng 5 cm, dài 1 - 2 m.

Dây được dệt khá công phu, bền chặt, màu trắng sữa hoặc xám, có nhiều hoạ tiết hoa văn hình học cách điệu, hoa văn mã não màu đen nhạt, hai đầu dây thường có các sợi để tua dài nhiều màu khoảng 30 cm.

Dây thắt váy có công dụng giữ cho váy khỏi tuột. Khi thắt cơ ting papah, người phụ nữ Cơ Tu mặc giữ một đầu dây bên hông, chừa ra một khoảng dài chừng 15 cm, sau đó quấn hai vòng qua trước bụng ra sau lưng đè lên đầu dây đang giữ và giắt phần còn lại của phía hông bên dưới các vòng dây đã vấn.

Dây thắt váy có giá trị và tính thẩm mỹ rất cao trong trang phục của người phụ nữ. Nó góp phần tô điểm làm tăng thêm vẻ đẹp phụ trợ với chiếc váy và tạo ra vẻ duyên dáng của người phụ nữ khi thực hiện các động tác múa da dá trong lễ hội truyền thống của cộng đồng.

Trước đây, khi còn là con gái, chưa lấy chồng, trong sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ Cơ Tu mặc váy và để ngực trần. Thông thường, phụ nữ vùng cao mang váy dài, choàng lên trên phần ngực, chừa lại đôi vai trần.

Khi choàng váy quanh thân, họ thường thắt lận ngược mép vải trên cùng để giữ chiếc váy trên người hoặc dùng sợi dây thắt lưng bằng vải (pa pát) buộc chung quanh. Ở đây có yếu tố thẩm mỹ, người vùng cao cho rằng để hở phần thân và ngực để khoe cái đẹp nữ tính

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video