Nhiệm vụ 6: Mở rộng quan hệ & hợp tác quốc tế vì Bình đẳng, Phát triển & Hoà bình

01/02/2008
I. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ

1. Đường lối chủ trương đối ngoại của Đảng, đặc biệt nghị quyết Đại hội Đảng X về công tác đối ngoại nhân dân.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Năm 1946 Bác Hồ nói “Việt Nam là bạn với tất cả các nước dân chủ. Không thù oán một ai”.

- ĐH Đảng VI: Thêm bạn bớt thù

- ĐH Đảng VII và VIII : VN muốn là bạn...

- ĐH Đảng IX: Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy

-ĐH Đảng X: Việt Nam là đối tác tin cậy... tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốctế và khu vực.

- Nghị quyết Đại hội Đảng X:

+ Mở rộng vai trò đối ngoại của các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, tổ chức từ thiện...

Tham gia “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” trên các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới và khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội

+ Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của ban đối ngoại Trung ương Đảng 8/2004

Đối ngoại nhân dân là gì?

- Là một trong ba thành phần của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân).

- Do các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân thực hiện.

2. Về thực tiễn phát triển của Việt Nam

Hình ảnh mới của VN trên trường quốc tế tính đến cuối 2007:

- Một nước Việt Nam có an ninh, phát triển và ảnh hưởng.

- Kinh tế tăng trưởng 8,5%.

- Giảm nghèo 3%.

- Tổ chức thành công APEC 14.

- Gia nhập WTO.

Tham gia làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

- Quan hệ ngoại giao với 167 nước

- Quan hệ Kinh tế - Thương mại với 100 quốc gia và lãnh thổ.

- Quan hệ Đối ngoại nhân dân với trên 500 tổ chức Phi chính phủ quốc tế

Tuy vậy VN vẫn là một nước nghèo. Hội nhập Kinh tế quốc tế là con đường tất yếu để phát triển.

3. Thực tiễn côngtác Đối ngoại hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội

* Quan hệ hữu nghị và hợp tác với trên 300 tổ chức gần 70 nước trên thế giới:

- Quan hệ đa phương: khoảng 40 tổchức quốctế/khu vực như Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế(1946); Liên Đoàn các tổ chức Phụ nữ ASEAN (1996); Mạng lưới lãnh đạo nữ APEC (1998)

- Quan hệhệ song phương: nổi bật với các nước láng giềng, có quan hệtruyềnthống, các nước lớn, trong khu vực..

Hội có sự hợp tác quốctế về “Phụ nữ và Phát triển” hiệu quả (xây dựng được các mô hình hoạt động, tranh thủ được điều kiện tàichính và kỹ thuật)

Tham khảo: Các mốc lịch sử trong phong trào phụ nữ thế giới (Các sự kiện của Liên hợp quốc)

- 1975 Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ 1 tại Mêhicô

- 1980 Hội nghị Phụ nữ thế giới lần 2 Đan mạch

- 1985 Hội nghị Nairobi, Kenia

- 1995 Hội nghị Thế giới lần 4 Bắc Kinh-Trung Quốc

- 2000 Bắc Kinh + 5 Niu-Ooc -Mỹ

- 2005 Bắc Kinh + 10 Niu- Ooc - Mỹ

Xác định các mối quan tâm và các cam kết toàn cầucủa các chính phủ

- 1945: Liên Đoàn phụ nữ Dân chủ Quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình và giành quyền dân chủ của phụ nữ trên thế giới.

- 1981: Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN được thành lập nhằm liên kết lực lượng phụ nữ của các nước ASEAN để hợp tác phát triểnkinh tế xã hội

Tham khảo: Công ước CEDAW

- Là văn bản pháp lý quốc tế gồm 30 điều quy định liên quan đến quyền của phụ nữ.

- Liên hợp quốc thông qua năm 1979, có hiệu lực từ tháng 3/1981. Hiện có 185 thành viên quốc gia tham gia Công ước này. Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước 2 năm/ lần.

- Việt Nam là nước thứ 6 tham gia Công ước (11/1981), thực hiện và làm báo cáo nghiêm túc. Báo cáo 5+6 của Việt Nam được bảo vệ đầu năm 2007. Uỷ ban CEDAW có 5/35 điều khen và 28 điều góp ý cho VN – UBQGVSTBPN trình Chính phủ/Quốc hộixem xét tiếp thu.

* Hoạt động đối ngoại của Hội:

- Góp phần tích cực vào tiến trình hội nhập quốctế của đất nước; Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Khai thác nguồn lực phục vụ nhiệm vụ chính trị trong nước;

- Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng (hậu WTO) .

- Góp tiếng nói bảo vệ hoà bình, công lý trên thế giới.

- Triển khai đến các tỉnh thành, đặc biệt các tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; năm 2006 có 51 tỉnh/thành phân công lãnh đạo và chuyên viên phụ trách đối ngoại.

* Một số vấn đề cần được nâng cao hơn nữa trong nhiệm kỳ tới

- Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý hoạt động đối ngoại của các cấp.

- Cập nhật thông tin về tình hình phụ nữ/ hoạt động của tổ chức phụ nữ trên thế giới

- Nhận thức về công tác đối ngoại của Hội ở các cấp cơ sở

- Tính chủ động tổ chức hoạt động đối ngoại và khai thác các nguồn lực...

- Khả năng cạnh tranh trong khai thác vận động tài trợ (thay đổi chính sách của các nhà tài trợ)

- Kỹ năng ngoại ngữ, lễ tân, soạn thảo văn bản dự án đề nghị.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và các cấp.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA NHIỆM VỤ

1.Tham mưu và tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam và/hoặc Hội đã cam kết

Một số hoạt động cụ thể của nội dung 1

- Đánh giá 15 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (dưới góc độ của Hội):

Tỉnh/thành Hội: Cung cấp thông tin, báocáo

TW: Khảo sát, hội thảo, tư vấn, viết báo cáo.

-Tuyên truyền, triển khai thực hiện, báo cáo đánh giá thực hiện Tuyên bố ASEAN về chống bạo lực gia đình, Mục tiêu 3 về bình đẳng giới trong Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Công ước CEDAW, Nghị quyết Liên Đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế, Nghị quyết Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. (Cấp TW, tỉnh/thành Hội)

2.Tuyên truyền đối ngoại.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ về công tác Đối ngoại nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại hai chiều.

Một số hoạt động cụ thể của nội dung 2

- Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn, hội nghị/hội thảo, diễn đàn quốc tế

- Tuyên truyền đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đối ngoại, đối nội, trang Web, tiếp khách quốc tế, trao đổi đoàn ra - vào.

3. Củng cố, tăng cường quan hệ song phương, đa phương, tham gia phong trào đấu tranh của phụ nữ và nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, nhân đạo và bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức

3.1. Củng cố, tăng cường quan hệ song phương

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới

- Tăng cường hợp tác song phương trên các lĩnh vực cùng quan tâm: an ninh biên giới, phòng chống buôn bán phụ nữ, hỗ trợ về kinh tế cho Phụ nữ Lào, giao ban biên giới, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, phòng chống tội phạm ...

- Hợp tác trên các diễn đàn quốc tế như Liên đoàn dân chủ, ACWO, LHQ

- Ưu tiên quan hệ láng giềng đặc biệt (với Trung Quốc, Lào, Camphuchia…)

- Quan hệ truyền thống (với Cuba)

- Quan hệ với các nước lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nga,Nhật...)

- Quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt các nước ASEAN.

- Quan hệ với các nước Châu Âu (Bêlarus, Đức, Ba Lan…), Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Trung Đông…

3.2. Tăng cường quan hệ đa phương

- Tham gia thích hợp vào các tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế

- Liên đoàn các tổ chức Phụ nữ ASEAN (ACWO)

- Mạng lưới lãnh đạo nữ APEC (APEC WLN)

- Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế (WIDF)

- Các diễn đàn của Liên hợp quốc, Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu, Hội nghị thượng đỉnh tín dụng vi mô, Hội nghị thế giới về HIV/AIDS,Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI), các giải thưởng nước ngoài và quốc tế….

4. Chủ động vận động và khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế.

- Chủ động vận động khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế hỗ trợ các chương trình, hoạt động phát triển vì quyền và lợi ích của phụ nữ Việt Nam.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế theo quy định của Nhà nước

4.1. Chủ động tìm hiểu tiếp cận các nguồn tài trợ quốc tế, xây dựng chương trình dự án hợp tác quốc tế phù hợp, thiết thực.

- Theo Chiến lược vận động và khai thác tài trợ quốc tế của Hội.

-Tìm hiểu thôngtin về các nhà tài trợ (qua sáchbáo, báo điện tử, qua các quan hệ đối tác hiện có, ngoại vụ tỉnh, Liên hiệp hữu nghị TW và tỉnh/thành…)

-Xây dựng dự án phù hợp với các vấn đề quan tâm của Hội, đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ.

4.2. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đã được tài trợ; sử dụng và quản lý nguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước

- Quy định của Nhà nước về quản lý nguồn tài trợ ODA: Nghị định số 131/2006/NĐ-CP (NĐ 131/CP - thay thế nghị định 17/2001/NĐ-CP)

- Quy định về quản lý nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ: Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001

* Quy chế tạm thời về quản lý dự án của Hội

Chương II:

- Vận động ODA: Các cơ quan chủ quản (CQCQ) có trách nhiệm lựa chọn 1 số CT/DA gửi Bộ KHĐT để đưa vào danh mục tài trợ

Chương III: 2 cấp phê duyệt ODA:

- Thủ tướng CP (TTCP): Danh mục yêu cầu tài trợ; DA quan trọng quốc gia; DA gắn với khung chính sách; DA thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng

- Thủ trưởng các CQ Chủ quản: Các CT/DA không thuộc thẩm quyền phê duyệt của TTCP.Trình tự, nội dung thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành

- CQCQ có thể yêu cầu các CQ chuyên môn TW và địa phương, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập hỗ trợ thẩm định CT/DA


Chương IV: Đơn vị đề xuất ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA:

- Ngân hàng NNVN (CT/DA của WB, ADB, IMF & các DA của NH), Bộ Tài chính (các điều ước QT cụ thể về ODA vốn vay & các DA của Bộ); các Bộ (các CT/DA ODA không hoàn lại)

- Bộ KH&ĐT: Các CT, DA ODA không hoàn lại của Bộ & các CQCQ không phải là đơn vị đề xuất ký kết ĐƯQT về ODA

- CQCQ không phải là đv đề xuất ký ĐƯQT gồm: UBND tỉnh, CQ TW của các TC CT-XH, TC nghề nghiệp, CQ trực thuộc Quốc hội

Chương V: Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của CQCQ, chủ CT/DA ODA

- Chủ DA thành lập Ban QLDA ngay sau khi văn kiện CT/DA được phê duyệt

- Bổ sung, sửa đổi văn kiện DA trong quá trình thực hiện (thay đổi ĐƯQT, cơ chế tài chính, sử dụng vốn dư)

* Đ/n nghiên cứu & thực hiện theo QĐ 803/2007/QĐ-BKH về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các CT/DA ODA

Chú ý khai thác tài trợ quốc tế để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội:

- Giáo dục pháp luật và bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ

- Tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo

- Xây dựng và giám sát LPCS về BĐG và phản biện xã hội

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới

- Chăm sócSSKSS

- Nâng cao năng lực cán bộ và tổ chức Hội...

5. Hỗ trợ PN chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nhân phẩm của PNVN trong các giao dịch quốc tế và quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

5.1. Nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

- Nghiên cứu, tìm hiểu về hoạtđộng hợp tác kinh tế quốc tế của các tổ chức khác (thanh niên, nông dân, công đoàn)

- Khai thác nguồn lực hỗ trợ thành lập Mạng lưới doanh nghiệp nữ

- Tìm kiếm cơ hội giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, các mạng lưới nữ doanh nghiệp, hội chợ triển lãm khu vực và quốc tế ...

5.2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nhân phẩm của PNVN trong các giao dịch quốc tế và quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài

- Cung cấp thông tin về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

- Khai thác nguồn lực thử nghiệm và duy trì một số mô hình hỗ trợ phụ nữ trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về, lao động nữ xuất khẩu...

- Hợp tác với các cơ quan hữu quan các cấp, các sứ quán, văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài và của ngoại giao đoàn tại Việt Nam để góp phần ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm quyền của phụ nữ.

6. Vận động, tập hợp phụ nữ Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, đầu tư, đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hoạt động nhân đạo từ thiện và các hoạt động phát triển trong nước, đóng góp cho phong trào phụ nữvà hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

6.1. Duy trì và mở rộng các đầu mối Việt kiều ở các nước có liên hệ

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài: Bộ chính trị ban hành NQ 36-NQ/TW tháng 3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 110/2004/QĐ-TTg 6/2004 thông qua Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rới của dân tộc Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức và cá nhân Việt Kiều

- Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Người Việt Nam tại nước ngoài, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để nắm bắt thôngtin, tập hợp phụ nữ Việt Nam tại nước ngoài.

6.2 Nghiên cứu các hình thức tập hợp phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài tại một số nước thông qua thiết lập quan hệ với tổ chức phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài

- Phối hợp với các Đại sứ quán Việt Nam ở các nước ủng hộ và hướng dẫn hoạt động của các CLB hoặc Hội Phụ nữ Việt Nam ở một số nước có điều kiện như Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hungari, Đức, Pháp, Áo…

6.3 Tăng cường trao đổi thông tin, vận động phụ nữ hướng về Tổ quốc bằng các hoạt động nhân đạo, phát triển, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước sở tại và Việt Nam:

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong cộng đồng kiều bào

- Tranh thủ sự hỗ trợ hợp tác, đầu tư của kiều bào, phụ nữ Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài vào các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho phụ nữ, cứu trợ nạn nhân thiên tai…

- Thông qua cộng động phụ nữ Việt Nam tại nước ngoài, mở rộng quan hệ với tổ chức phụ nữ và các tổ chức, cá nhân nước sở tại.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

- Nghiên cứu ứng dụng

- Đa dạng hoá các hình thức, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế (nâng cao tính chủ động ở các cấp Hội)

- Củng cố bộ máy,nâng cao chất lượng thông tin của Hội: Trung tâm thông tin, trang Web, Bảo tàng Phụ nữ, báo Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, Ban Tuyên giáo…

- Tăng cường công tác phối hợp hoạt động với các cơ quan chức năng, tổ chức liên quan.

- Nâng cao năng lực hoạt động đối ngoại của các cấp đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo và tư vấn về hoạt động đối ngoại cho cấp dưới (tập huấn, hội nghị, hội thảo, tư vấn...)

- Củng cố hệ thống thông tin báo cáo và thực thi quy chế quản lý hoạt động đối ngoại, Chiến lược vận động khai thác viện trợ quốc tế, quy chế quản lý nguồn tài trợ quốc tế theo qui định của Nhà nước.

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

- Cập nhật thông tin ( tình hình thời sự quốc tế và trong nước, thông tin quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại...)

- Công tác lễ tân đối ngoại đảm bảo trọng thị, phù hợp.

- Nội dung đối ngoại:Chú ý các vấn đề nhạy cảm chính trị khi cung cấp thông tin qua đón tiếp khách quốc tế, trả lời phỏng vấn...

* Một số vấn đề nhạy cảm chính trị cần vừa hợp tác vừa đấu tranh

- Nhân quyền

- Tôn giáo

- Chất độc da cam

- Bảo vệ nhân phẩm, quyền lợi của phụ nữ (lao động xuất khẩu, lao động liên doanh, kết hôn với người nước ngoài, buôn bán phụ nữ…)

- An ninh biên giới/hải đảo

...

* Một số vấn đề có thể triển khai ở cơ sở

- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thông tin về hoạt động đối ngoại của Hội

- Tổ chức các hoạt động đoàn kết, hoà bình, nhân đạo quốc tế bằng hình thức mit-tinh, lấy chữ ký…

- Đấu tranh dư luận đối với các vấn đề nhạy cảm chính trị, đấu tranh bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, chống buôn bán phụ nữ trẻ em, chống truyền đạo trái phép...

- Hợp tác qua biên giới (theo hiệp định hoặc theo các vấn đề quan tâm chung...)

- Thực hiện, phát hiện vấn đề, nêunhu cầu và đề xuất các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài.

-Cảnh giác với diễn biến hoà bình

- Văn hoá ứng xử (điểm du lịch)

- …….

* Tham khảo: Hướng dẫn đoàn ra

- Cấp TW: Ra quyết đinh, thủ tục làm hộ chiếu/ thị thực, các hoạt động chuẩn bị nội dung, hậu cần….

- Cấp tỉnh/thành/cơ sở: công văn, quyết định, thủ tục làm hộ chiếu,visa, chuẩn bị kinh phí…

- Sự tham gia của các thành viên trong đoàn: tham gia về nội dung, hậu cần

- Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia đoàn: đi lại, lời nói, hành động, cử chỉ, trang phục, sinh hoạt chung…

* Tham khảo: Hướng dẫn đoàn vào

- Cấp TW: quyết đinh, thủ tục xin cấp visa, các hoạt động chuẩn bị nội dung, hậu cần….

- Cấp tỉnh/thành/cơ sở: báo cáo/xinphép ngoại vụ/tỉnh uỷ, chuẩn bị nội dung, hậu cần đón đoàn, chuẩn bị cơ sở cho đoàn đi thăm

- Một số vấn đề cần lưu ý khi đón đoàn: trang phục, tiếp khách, ứng xử bằng lời nói, hành động, cử chỉ, …

T.W Hội LHPNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video