Cần xử nghiêm người mua dâm, kẻ môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em

11/06/2012
“Khi đọc được thông tin những người đẹp, hoa hậu bị bắt quả tang mua bán dâm, tôi thấy rất buồn”– đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết với Website Hội LHPN Việt Nam trước những thông tin liên tiếp về những người mẫu, hoa hậu bán dâm, môi giới mại dâm.

PV. Thi gian gn đây liên tiếp nhng v bán dâm đưc đưa ra pháp lut. Cm nghĩ ca bà như thế nào khi đc đưc nhng thông tin v đưng dây gái gi cao cp hàng nghìn đô trong đó đu là nhngngưi đp, hoa hu?

PCT Nguyễn Thị Tuyết: Khi đọc được thông tin những người đẹp, hoa hậu bị bắt quả tang mua bán dâm – nếu đó là thực tế đã được xác minh chính xác thì tôi cảm thấy rất buồn.

Danh hiệu hoa khôi, hoa hậu, người đẹp được coi là biểu tượng cho sắc đẹp, bao gồm cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy khi đã đạt được ngôi vị các người đẹp, hoa hậu càng cần phải rèn luyện, học tập trau dồi về mọi mặt để ngày càng hoàn thiện bản thân…và đem “uy tín” của mình để làm nhiều việc tốt cho cộng đồng và xã hội. Các người đẹp, hoa hậu lại mắc vào tệ nạn mại dâm đây là một điều thật đáng lên án và phải được xử lý nghiêm theo pháp luật.

PV. T sau v ngưi mu, hoa hu bán dâm, nhiu ý kiến cho rng đ làm trong sch gii ngưi mu nên cp chng ch hành nghcho h. Đng thi, các ngưi mu phi đưc đào to v đo đc ngh nghip, tránh tình trng trà trn vào làng ngưi mu hành ngh bán dâm. Bà nghĩ sao v điu này?

PCT Nguyễn Thị Tuyết:Tôi nghĩ, nếu có chủ trương cấp chứng chỉ hành nghề cho người mẫu, đây cũng là một điều rất tốt và chắc chắn là mong muốn của tất cả các người mẫu chân chính. Còn việc đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, thì không chỉ đối với nghề người mẫu, mà tất cả các ngành, nghề đều cần được đào tạo về đạo đức nghề nghiệp là đều cần thiết, bổ ích và nên làm.

PV. Lâu nay, ngưi ta vn tranh cãi v vic có nên công khai danh tính ca ngưi mua dâm đ phòng tránh nn mi dâm. Điu này cũng tương t như ti tàng tr, tiêu th tài sn bt hp pháp…Ông/bà có cho rng đây là điu cn thiết?

PCT Nguyễn Thị Tuyết:Để phòng, chống mại dâm có nhiều biện pháp và các biện pháp cần phải thực hiện một cách đồng bộ mới đem lại hiệu quả. Việc dư luận tanh cãi về một vài giải pháp cụ thể cũng là điều tất yếu dễ hiểu. Trong quá trình tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống mại dâm của Hội LHPN Việt Nam, chúng tôi cũng có nhiều hội thảo bàn luận, kiến nghị các giải pháp phòng chống mại dâm hiệu quả và mong rằng, các cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu để đề xuất, triển khai các hoạt động cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật và được dư luận xã hội đồng tình

Trên thực tế, những người đàn ông đi mua dâm mục tiêu là thõa mãn nhu cầu tình dục bằng vật chất, tiền mà họ có, nên họ tự cho mình quyền định đoạt mọi hành vi đối với người phụ nữ bán dâm. Do đó, những người mua dâm cần phải bị lên án nghiêm khắc để diệt trừ tận gốc tệ nạn mại dâm. Đối với Hội LHPN Việt Nam, bất kỳ hình thức xử phạt nào được đề xuất thực hiện có tác dụng lên án và ngăn ngừa được hành vi mua dâm chúng tôi đều ủng hộ.

PV. Xin bà cho biết nhng hot đng ca Hi LHPN Vit Nam trong công tác phòng chng mi dâm?.

PCT Nguyễn Thị Tuyết:Là một tổ chức chính trị xã hội đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, từ nhiều năm nay Hội LHPN Việt Nam đã xác định công tác phòng chống mại dâm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp Hội. Trong đó tập trung vào các hoạt động: tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia công tác phòng, chống mại dâm; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm của các tầng lớp phụ nữ trong việc chăm lo, giáo dục con em trong gia đình không mắc tệ nạn xã hội; tham gia quản lý, hỗ trợ đối tượng phụ nữ bán dâm với biện pháp cụ thể như: Phân công các hội viên tại các chi, cụm nhận trách nhiệm tiếp cận, tìm hiểu mong muốn, khó khăn của đối tượng về phản ánh cho tổ trưởng phụ nữ và bàn cách giúp đỡ; hỗ trợ vay vốn và giúp đỡ tạo việc làm cho phụ nữ bán dâm hoàn lương....

Hội thực hiện tất cả các hoạt động trên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011.

PV. Xin bà cho biếtHi đã làm gì nào đ giúp nhng ngưi ph n sau khi ra khi trung tâm phc hi nhân phm tái hòa nhn cng đng, không đi vào vết xe đi như trưc na?

PCT Nguyễn Thị Tuyết: Cùng với các hoạt động phòng chống mại dâm, công tác tham gia quản lý, giáo dục, tuyên truyền vận động, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ bán dâm hoàn lương tại cộng đồng được đẩy mạnh nhằm góp phần tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống ổn định, tự giác không bán dâm.

Khi phụ nữ bán dâm còn trong thời gian tập trung giáo dục tại trung tâm giáo dục, cơ sở chữa bệnh do ngành lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, Hội LHPN tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và giúp đỡ đối tượng; đồng thời trao đổi, nói chuyện về truyền thống đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam…và lắng nghe những khó khăn, mong muốn mà chị em đề nghị Hội LHPN quan tâm và tìm biện pháp giúp đỡ…

Khi hết thời gian tập trung giáo dục, trở về địa phương sinh sống được tạo điều kiện cho vay vốn hoặc tín chấp cho vay vốn ngân hàng, hướng dẫn cách làm ăn, giới thiệu học nghề miễn phí, giới thiệu việc làm….Tính riêng năm 2011, theo báo cáo của 58/63 tỉnh, thành Hội, đã có 548 phụ nữ bán dâm được Hội vận động hoàn lương; 403 phụ nữ bán dâm hoàn lương được Hội vay vốn và 1.417 phụ nữ bán dâm được Hội giúp đỡ tạo việc làm.

PV. Đưc biết, hin nay, Hi LHPN Vit Nam đang cùng các B, ngành, đaphương trin khai thc hin Đ án “Tuyên truyn, giáo dc phm cht, đo đc ph n Vit Nam thi k đy mnh công nghip hóa, hin đi hóa đt nưc giai đon 2010-2015” vi mc tiêu nâng cao nhn thc, chuyn đi hành vi ca ngưi dân, cng đng, xã hi, đc bit là ph n trong vic gi gìn, phát huy và xây dng phm cht, đo đc tt đp ca con ngưi Vit Nam, đáp ng yêu cu ca thi k đy mnh công nghip hóa, hin đi hóa đt nưc. Cho đến nay, đ án này đã nâng cao nhn thc, h tr k năng cho ngưi ph n như thế nào đ hoàn thin mình sao cho phù hp vi thi k đi mi?

PCT Nguyễn Thị Tuyết:Trước tác động của thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đang bị mai một trong một bộ phận phụ nữ; một số quan niệm xã hội lệch lạc về quan niệm sống, tình yêu, tình dục đang nảy sinh trong tư tưởng một bộ phận lớp trẻ như: triết lý sống vì tiền, sống gấp, sống thử, kết hôn với người nước ngòai vì mục đích vụ lợi, không xuất phát từ tình yêu…, TW Hội LHPN Việt Nam đã trình Chính phủ Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2010. Đề án này do Hội LHPN Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện. Nội dung đề án được đánh giá là rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, đây cũng là mộtĐề án khó, vì giáo dục phẩm chất đạo đức không phải ngày một, ngày hai có được kết quả hữu hình mà đòi hỏi phải có một quá trình nhận thức và từ nhận thức đúng và đủ mới dẫn đến được những thay đổi về hành vi đạo đức. Vì thế, trong thời gian đầu, Hội LHPN Việt Nam và các Bộ, ngành tập trung vào việc đào đạo đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên; tuyên truyền nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng mô hình truyền thông cộng đồng;…Kết quả, sau hơn 2 năm thực hiện, Trung ương Hội đã tổ chức được 17 Hội thảo- tập huấn giảng viên về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước cho khoảng trên 1.000 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của Hội LHPN cấp trung ương, cấp tỉnh, thành và cấp quận/huyện; hàng triệu lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến.v.v.. ; hàng nghìn tin/bài được đăng tải trên các các phương tiện thông tin của trung ương và địa phương; nhiều đầu tài liệu: tờ rơi, tờ gấp, sổ tay…được ban hành.

Đồng thời triển khai với Đề này này, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng đang triển khai các đề án có tính chất bổ trợ: Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”.

PV. Trong mt bà bây gi, ai là ngưi xng đáng đi din cho v đp ca ngưiph n Vit Nam.

PCT Nguyễn Thị Tuyết:Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, trung hậu, đảm đang, đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam với đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, đã và đang vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực trong học tập, lao động và công tác, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, tổ chức, chăm lo cuộc sống, góp phần rất quan trọng xây dựng tổ ấm gia đình. Trong giai đoạn hiện nay người phụ nữ nào có đủ các phẩm chất đaọ đức: Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang, biết kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp ngoại hình, trí tuệ, phẩm chất đạo đức… phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam thì đó là người có thể đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

PV.Theo bà, làm thế nào đ hn chế nn mi dâm?

PCT Nguyễn Thị Tuyết: Từ thực tế hiện nay, với điều kiện cụ thể của Việt Nam chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau:

- Về quản lý nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục. Tăng cường hơn nữa cho lĩnh vực giải quyết việc làm cho phụ nữ; tăng cường giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, đạo đức cho các bậc cha mẹ, tình thương yêu con người trong xã hội….

- Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về giá trị đạo đức, nhân phẩm của người phụ nữ để phụ nữ có lòng tự trọng, biết yêu quý chính mình, có kỹ năng sống….trước cám dỗ của đồng tiền

- Cần xử nghiêm người mua dâm, kẻ môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em. Tránh tình trạng hiện nay chỉ có người bán dâm bị tập trung giáo dục, còn người mua dâm chỉ bị phạt tiền.

- Đối với phụ nữ bán dâm cần được nhìn nhận như những nạn nhân (không kỳ thị), cần có những hỗ trợ đặc biệt, tăng quyền cho phụ nữ tiếp cận các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, việc làm….chú trọng hơn với những phụ nữ bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video