• Giữ gìn bản sắc văn hóa người Ê Đê bằng quán cà phê đậm chất Tây Nguyên

    Chị H’Len Niê (ở buôn Ako Dhông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) mở quán cà phê để gìn giữ nhà dài và các đồ vật truyền thống của người Ê đê. Quán là 1 căn nhà dài của người Tây Nguyên, có không gian thi vị, độc đáo từ kết cấu nhà sàn cho đến các vật dụng sinh hoạt đời thường đặt rải rác đầy chất mỹ thuật như chiêng, ché, ghế K’pan, trống H’gor, thuyền độc mộc, gùi, trang phục truyền thống, các loại nhạc cụ dân tộc... được gìn giữ nguyên bản.
  • Nỗi lòng nghệ nhân H’Săn Êban

    Cả đời gắn bó với chiếc trống dẫn nhịp cho cả đội chiêng hợp tấu, ở tuổi ngoài 80, nghệ nhân H'Săn đau đáu nỗi niềm người kế tục, trăn trở việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chiêng nữ Ê Đê Bih.
  • Phụ nữ dân tộc phát huy bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế

    Bằng nhiều cách khác nhau Hội LHPN các cấp và hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số đã có các hoạt động khôi phục, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và tận dụng, phát huy giá trị của văn hóa bản địa để phát triển.
  • Người Lô Lô đen ở Cao Bằng giữ gìn bản sắc văn hóa

    Dù xã hội có nhiều biến đổi, người Lô Lô đen ở Khuổi Khon, Cao Bằng có tiếp biến những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ nguyên nét văn hóa truyền thống của mình.
  • Tôn vinh nữ sỹ Hồ Xuân Hương chính là tôn vinh phẩm hạnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chúng ta tôn vinh nữ sỹ Hồ Xuân Hương chính là tôn vinh phẩm hạnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được những nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta cho quyền lợi và sự công bằng đối với người phụ nữ thông qua việc phát huy sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước.
  • Gần 1.000 người tham dự đồng diễn áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

    Sáng 4/12, tại không gian trước Tượng đài quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình đồng diễn áo dài "Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển" năm 2022.
  • Người phụ nữ Ê đê biến nhà sàn thành "bảo tàng văn hoá"

    Lạc vào quán cà phê Arul ở buôn Ako Dhông (TP. Buôn Mê Thuột) là lạc vào không gian đậm chất Tây Nguyên với cồng chiêng, ché, chày, nia, nong… Bà chủ H’Len Niê đã dành biết bao công sức, tâm huyết để khôi phục ngôi nhà của mình thành "bảo tàng văn hoá" để lưu giữ và truyền tải tình yêu văn hoá Ê đê tới nhiều người.
  • Quảng Nam: Điệu múa “da dá” của người phụ nữ Cơ Tu - Nơi gửi gắm khát vọng sống ngàn đời

    Theo nét văn hóa cổ truyền của người Cơ Tu, hàng năm vào mùa lễ hội, vui xuân đón mừng năm mới những phụ nữ, con gái Cơ Tu trong trang phục truyền thống đẹp nhất nhún nhảy trong điệu múa da dá vòng quanh cây Nêu trước sân của Gươl làng, như gửi gắm khát vọng sống của một cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn trong tiếng trống, tiếng chiêng hoà cùng sáo alướt, kèn k’tooc nổi lên đan xen tiếng reo hò cuốn hút người xem.
  • Lào Cai: Vẻ đẹp trang phục của phụ nữ Mông Hoa

    Năm 2021, nghệ thuật trang trí trên trang phục phụ nữ Mông Hoa, huyện Bắc Hà được công nhận là Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây thực sự là niềm vui, tự hào của đồng bào Mông Hoa, huyện Bắc Hà nói riêng và đồng bào Mông cả nước nói chung.
  • Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng tác phẩm “Chân dung Bác Hồ” cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

    “Chân dung Bác Hồ” là tác phẩm được in từ bức vẽ do chính tay nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện cách đây 47 năm.
  • Tôn vinh phụ nữ Việt Nam qua nhạc kịch và áo dài

    Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” là tổng hòa các tiết mục nhạc kịch đặc sắc tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và các màn trình diễn áo dài khắc họa đậm nét vẻ đẹp và tình yêu với áo dài.
  • Quảng Nam: Chị Kring Thị Viết với lòng say mê và yêu nghề thổ cẩm dân tộc Ve

    Khi đường sá của huyện vùng cao Nam Giang (Quảng Nam) đi lại thuận lợi, đời sống của bà con dân tộc Ve nơi đây cũng có nhiều thay đổi để hòa nhập với đời sống người anh em ở miền xuôi và chúng tôi đã có dịp đến thăm gia đình chị Kring Thị Viết (58 tuổi), dân tộc Ve ngụ tại thôn 49a, xã Đắc Pring với niềm say mê và lòng yêu nghề đã giúp chị luôn giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai gìn giữ nét văn hóa truyền thống

    Dù ở địa phương vùng thấp hay vùng cao và ở lứa tuổi nào, phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai đều đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc, giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, cộng đồng từ chính các sản phẩm truyền thống.
  • Đắk Lắk: Cô gái thắp lửa trong gian bếp người Ê Đê

    Cuối buôn Emấp, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, gian bếp H’Ruen Niê lúc nào cũng toả hương thơm nức của lá yao, cà đắng, cá suối… Như được trời phú cho khả năng cảm nhận món ăn, cô gái trẻ này đã say mê sáng tạo trong chế biến, lan toả tình yêu ẩm thực truyền thống đến rất nhiều chị em phụ nữ tại địa phương, góp phần quảng bá văn hoá của người Ê Đê tới mọi người.
  • Ném Còn - nơi gửi khát vọng làm mẹ của phụ nữ Thái

    Trò chơi ném Còn của người Thái ở Tây Bắc không chỉ là môn thể thao trong ngày hội mà còn thể hiện khát vọng phồn thực, khát vọng làm mẹ của người phụ nữ.
  • Thanh Hóa: Phụ nữ Như Thanh khôi phục nghề thêu, dệt thổ cẩm

    Nghề thêu, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường, Thái đang phát triển trở lại khi huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch cộng đồng, văn hóa tâm linh và sinh thái nghỉ dưỡng của tỉnh trong tương lai.
  • Đậm đà sắc Việt trên đất Áo

    Diễn ra vào ngày 28 – 29/9 tại Thủ đô Viên (Áo), chương trình Ngày Việt Nam tại Áo 2022 đã mở màn chuỗi sự kiện Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2022. Đây là một trong những hoạt động quan trọng do Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Áo (1/12/1972 – 1/12/2022).
  • Hà Giang: Bảo tồn nghề truyền thống, mở ra cơ hội mới cho phụ nữ vùng cao thoát nghèo

    Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các thành viên trong sản xuất. Từ đó góp phần giảm nghèo bền vững, bảo tồn nghề truyền thống, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại vùng miền núi biên giới khó khăn. Đây là đề xuất của chị Sùng Thị Sy (tỉnh Hà Giang).
  • Người phụ nữ Cơ Tu với sắc màu nhuộm sợi

    Trò chuyện với bà Bling Bết, khoảng hơn 70 tuổi, sinh ra và lớn lên tại làng Công Dồn, được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu, được biết, từ xưa truyền lại, các bà, các mẹ trong làng thường lựa chọn những nguyên liệu từ tự nhiên để nhuộm màu cho trang phục . Với các nguyên liệu từ núi rừng, bà con Cơ Tu nơi đây đã tạo ra các thuốc nhuộm sợi bông với các sắc màu phong phú. Từ đó, tạo ra các sản phẩm dệt cườm hoặc dệt hoa văn gợn sóng trên nền chàm đen độc đáo.
  • “Tô màu” cho vải từ cây - củ - lá trong tự nhiên

    Ở nhiều địa phương, trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh bà con người dân tộc thiểu số thường dùng củ nâu để nhuộm vải.

TRIỆU PHẦN QUÀ SAN SẺ YÊU THƯƠNG

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video