Phát huy vai trò Tổ truyền thông cộng đồng trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

24/05/2025
Trong những năm qua, mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” do Hội LHPN triển khai tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong cộng đồng, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững.
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” do Hội LHPN triển khai tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Xã Ea Sô là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Trên địa bàn có 7 thôn, buôn, trong đó có 3 buôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng dân số toàn xã là 4.307 người thuộc 1.004 hộ, sinh sống đan xen của 11 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%, chủ yếu là người Ê Đê. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã có 7 chi hội, 16 tổ hội với 710 hội viên trên tổng số 1.215 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, trong đó hội viên dân tộc thiểu số chiếm 36,6%.

A group of people on a stage AI-generated content may be incorrect.

Lãnh đạo xã tham gia phát động chiến dịch truyền thông (Ảnh Hội LHPN xã EASO cung cấp)

Trên địa bàn xã, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em, nhất là trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Một số hủ tục, tập quán lạc hậu như “nối dây” trong hôn nhân của người Ê Đê, tình trạng hôn nhân cận huyết, sinh con nhiều ở một bộ phận người H'Mông, tảo hôn… vẫn tồn tại. Những quan niệm truyền thống, khuôn mẫu về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình tiếp tục là rào cản lớn đối với sự tiến bộ của phụ nữ và công tác bình đẳng giới tại địa phương.

A group of people in a classroom AI-generated content may be incorrect.A truck with a banner on it AI-generated content may be incorrect.A group of women posing for a photo AI-generated content may be incorrect.

Các hình ảnh tổ chức Chiến dịch truyền thông tại xã năm 2024 (Ảnh Hội LHPN xã EASO cung cấp)

Từ 02 mô hình điểm được thành lập tại buôn Ea Púk và buôn Cư Ana Săn, đến nay xã Ea Sô đã nhân rộng lên 07 Tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn. Ngay sau lễ ra mắt mô hình, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng vận hành tổ cho 100% thành viên. Trên cơ sở đó, Hội LHPN xã đã hướng dẫn các tổ tiến hành khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình bất bình đẳng giới, khó khăn, hạn chế liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: bất bình đẳng trong quyết định các vấn đề gia đình, tình trạng kém vệ sinh, phong tục nối dây, tảo hôn, hôn nhân cận huyết... Từ kết quả khảo sát, các tổ xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông định kỳ theo tháng, quý và xác định hình thức truyền thông phù hợp với thực tiễn: họp dân tuyên truyền trực tiếp, thăm hộ gia đình, tư vấn riêng, phát thanh, phát tờ rơi... Sau mỗi buổi truyền thông, các thành viên tổ đều tổ chức họp rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả cho những hoạt động sau.

A group of women sitting around a table AI-generated content may be incorrect.A group of people sitting around a table AI-generated content may be incorrect.

Chị em hội viêm tham tham hoạt động buổi truyền thông (Ảnh Hội LHPN xã EASO cung cấp)

Hàng năm, các Tổ truyền thông cộng đồng đã tổ chức 28 buổi truyền thông trực tiếp, phát hơn 2000 tờ rơi, tuyên truyền trên loa phát thanh, thăm hỏi và tư vấn tại hộ gia đình. Nội dung truyền thông phong phú, thiết thực như bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, bạo lực gia đình, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Hoạt động của các Tổ truyền thông đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: hơn 60% hộ dân tham gia truyền thông, giải quyết hơn 20 vụ việc về tảo hôn, bạo lực, 30 đàn ông đã chia sẻ việc nhà với vợ, hỗ trợ 9 hộ phụ nữ vươn lên thoát nghèo, tăng tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng lên 75%, nhà ở hợp vệ sinh đạt 70%, trẻ em được tiêm đủ 95%.

Không chỉ truyền thông, Tổ còn là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền, kịp thời phản ánh nguyện vọng, khó khăn từ phía người dân, giúp địa phương có thêm kênh nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội. Tổ đã đề xuất với chính quyền xã hỗ trợ 9 hộ gia đình khó khăn số tiền 90 triệu đồng phát triển mô hình “Nuôi bò vươn lên thoát nghèo”; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ, như: Bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường sống trong lành...

Tuy nhiên, hoạt động của các Tổ truyền thông cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu kinh phí duy trì, thiếu vật chất, kỹ năng thành viên chưa đồng đều, địa bàn rộng, giao thông khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu còn bén rễ trong cộng đồng. Để mô hình phát huy tốt hơn nữa, cần sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sự hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò bình đẳng giới.

Mô hình Tổ truyền thông cộng đồng ở Ea Sô là minh chứng sinh động cho thấy truyền thông gắn với cộng đồng, đặt con người dân lên trung tâm sẽ tạo ra những chuyển biến bền vững, góp phần thực hiện thành công các chính sách về dân tộc, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Khánh Lê

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video