Mong Thủ tướng phất ngọn cờ đầu trong lĩnh vực bình đẳng giới

13/03/2017
Tăng cường thực hiện bình đẳng giới, quan tâm nhiều hơn với phụ nữ… là những mong muốn của đại biểu dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam: Công cuộc bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị xác định vai trò hạt nhân nòng cốt là của Đảng, của các cấp ủy Đảng và vai trò trực tiếp, quan trọng chủ yếu là củachính quyền và chính phủ. Thay mặt chị em phụ nữ và cho Hội LHPN Việt Nam mong Thủ tướng Chính phủ sẽ phất ngọn cờ đầu trong lĩnh vực bình đẳng giới trong Chính phủ và các bộ, ngành TW để đóng góp nhiều hơn, thay đổi rõ ràng hơn cho sự nghiệp bình đẳng giới trong thời gian tới.

 Ảnh minh họa





Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Nam Á SeaBank, Chủ tịch tập đoàn BRG:

Chúng tôi không yêu cầu được ưu đãi hơn nam giới, nhưng chúng tôi cần sự quan tâm. Quan tâm này có thể là Chính phủ tạo Quỹ đào tạo cho doanh nghiệp nữ, cho phụ nữ trẻ về kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm sống trong gia đình.















 

 Ảnh minh họa





Bà Vương Ngọc Hà – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang:

Chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số có tỷ lệ mù chữ cao hơn so với nam giới. Có nhiều chị em chấp nhận nghỉ học, lấy chồng sớm để giúp đỡ cho gia đình, cho chồng trong mọi công việc. Chính bản thân chị em cam chịu làm việc đó. Nên làm thế nào để chị em hiểu được quyền của mình là một trong những trách nhiệm lớn của Chính phủ và của Hội.















  

 
 Ảnh minh họa

Bà Vũ Thị Thu Hà – Phó Viện trưởng, Giám đốc phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam:

Có những việc tưởng rất đơn giản, tưởng như thế là bình đẳng giới. Nhưng ngay trong bản thân các sự việc đó đã thể hiện sự không bình đẳng giới. Ví dụ khi phụ nữ nhận được lời khen “Ui, phụ nữ mà giỏi thế”, thì đừng tưởng người ta khen là giỏi, thực ra trong cái câu ấy đã hàm ý rằng “trong đầu chúng tôi, xưa nay phụ nữ rất kém, tại sao nổi lên một người phụ nữ giỏi như thế”. Trong những năm qua phòng Thí nghiệm trọng điểm của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về sản phẩm khoa học công nghệ. Mỗi một sản phẩm này khi áp dụng có thể mang lại nhiều trăm ngàn tỷ cho toàn bộ quốc gia. Rất mong Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành sớm tạo điều kiện cho chúng tôi về các cơ chế để sớm đưa sản phẩm này vào trong thực tiễn.















  


 
 Ảnh minh họa





Bà Nguyễn Thị Chiếm – thông Đồng Quýt, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Giang:

Đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đến vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cho chị em.















  

 

Ảnh minh họa 





Bà Trần Thị Mừng – Tổ trưởng tổ phụ nữ ấp Rọc Năng, xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang:

Tôi mong muốn, chị em phụ nữ không được như tôi có việc làm ổn định. Tôi mong có vốn để hỗ trợ cho chị em làm kinh tế, không để chị em phải đi làm xa, bỏ chồng, bỏ con, bỏ gia đình.















 
Ảnh minh họa 





Trung tá Nguyễn Thị Thu Hằng – Trưởng phòng Phong chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, Cục Cảnh sát PCTP công nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an:

Trong một số lĩnh vực mong được tạo điều kiện cho chị em phấn đấu, khẳng định mình. Chẳng hạn như trong lực lượng chiến đấu phòng chống tội phạm, đề nghị làm sao để tỷ lệ nữ chiến sĩ được giữ vai trò quản lý, chỉ đạo trong điều tra phá án được nhiều hơn.















  

 
 Ảnh minh họa





Bà Nguyễn Thị Nhung - Trưởng bộ môn Bắn súng, Vụ Thể thao Thành tích cao I, Tổng cục Thể dục thể thao:

Nguyện vọng của chúng tôi là chúng tôi sẽ được Thủ tướng quan tâm hơn nữa về vấn đề chế độ. Tiền công và tiền ăn của vận động viên hiện nay vẫn còn rất khó khăn.















  

 
Ảnh minh họa 





Bà Nguyễn Thị Yên Hương – Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao:

Tôi mong Thủ tướng, những cơ quan liên quan tới với ngành giáo dục suy nghĩ. Cái gì đổi mới phải hiểu xã hội. Đừng biến con cháu chúng ta nay thế này, mai thế khác. Với góc độ là giáo viên và tôi cũng là người mẹ, con tôi thì giờ cũng trưởng thành rồi, tôi nhìn học trò, nhìn các em sắp thi vào đại học tôi rất lo cho thế hệ tương lai.















  

 
 Ảnh minh họa




Em Nguyễn Thu Minh Châu – lớp 12 Toán, trường THPT Chuyên Thăng long, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng:

Vẫn còn nhiều người giữ tư tưởng phong kiến, như là phụ nữ phải làm việc nhà, phụ nữ phải làm những việc lặt vặt, còn những chuyện lớn, những chuyện nghiên cứu sẽ là nam giới làm. Em mong muốn người ta sẽ bỏ những tư tưởng cổ hủ đó đi. Em muốn đề đạt, trong tương lai, Bộ giáo dục, các ban ngành ngày càng tạo điều kiện cho các bạn nữ, các học sinh nữ, những người phụ nữ ngày càng có cơ hội học tập và phát triển tốt hơn. Nên tạo điều kiện cho phụ nữ làm công tác nghiên cứu.















 

 

Ảnh minh họa 





Ni sư Thích Đàm Thành - Ủy viên Hội đồng Trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Giám luật Phân ban Ni giới phía Bắc:

Họ vẫn nghĩ rằng phụ nữ là những người yếu đuối. Nhưng thực ra, phụ nữ là những người làm được rất nhiều việc. Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong bộ máy lãnh đạo chính quyền nhà nước là hơi thấp. Đặt ra mục tiêu đặt là 30% nhưng cũng chưa đến 30%, có nơi chưa được 10%. Nếu cố gắng được 50 – 50 thì càng tốt.















 

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video