Kết quả tuần thứ 9 Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”

06/07/2020
Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ chín (từ 10h00 ngày 6/7/2020 đến 9h00 ngày 12/7/2020), đã có 44.327 lượt dự thi và 114 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần cuộc 9 cuộc thi:

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thị Chuyên- Điện thoại: xxxxxx6872 – Tỉnh: Ninh Bình - Dự đoán số người trả lời đúng: 1008– Thời gian tham gia: 19:36:09 | 24/06/2020

02 Giải Nhì:

Trần Thị Thu Hà– Điện thoại: xxxxxx6768 – Tỉnh: Nghệ An – Dự đoán số người trả lời đúng: 123 – Thời gian tham dự: 16:03:45 | 01/07/2020

Vương Thị Huyên–Điện thoại: xxxxxx8400– Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 178– Thời gian tham gia: 15:46:08 | 01/07/2020

03 Giải Ba:

Phạm Thị Lam– Điện thoại: xxxxxx0882 – Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 179– Thời gian tham gia: 15:48:16 | 01/07/2020

Nguyễn Thị Bình– Điện thoại: xxxxxx8377- Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 183 – Thời gian tham gia: 15:42:10 | 01/07/2020

Nguyễn Thị Thủy– Điện thoại: xxxxxx8490– Tỉnh: Nghệ An - Dự đoán số người trả lời đúng: 189 – Thời gian tham gia: 15:54:22 | 01/07/2020

 

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

 

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 9:

ĐÁP ÁN TUẦN 9

Câu 1: Từ năm 1997 – 2012, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa đất nước, đổi mới và hội nhập quốc tế, Hội LHPN Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc?

Đáp án a. 3 kỳ

Câu 2: Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (1997-2002) đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào?

Đáp án d. Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Nghiên cứu và kiểm tra giám sát.

Câu 3: Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” bắt đầu được phát động từ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ mấy?

Đáp án c. Lần thứ IX.

Câu 4: Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” thực hiện được mấy nhiệm kỳ?

Đáp án c. Bốn nhiệm kỳ

Câu 5: Tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (10/2017) đã đề ra mấy nhiệm vụ chủ yếu?

Đáp án c. 6 nhiệm vụ

Câu 6: Nhiệm vụ chủ yếu thứ nhất được Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra là?

Đáp án a. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu

Câu 7: Các cuộc vận động được triển khai sâu rộng tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012 – 2017?

Đáp án d. Phương án a và b

Câu 8: Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch được phát động lần đầu tiên khi nào?

Đáp án c. Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ XI

Câu 9: Phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội” được xác định ở nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ mấy?

Đáp án d. Nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII

 

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 9

1. Các kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ từ năm 1997-2012:

Từ năm 1997-2012, đã diễn ra 03 kỳ Đại hội:

- Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1997-2002) diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1997 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết, Đổi mới vì Bình đẳng, Phát triển và Hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Dự Đại hội có 1.289 đại biểu (trong đó có 900 đại biểu chính thức) đại diện cho hơn 10 triệu hội viên và gần 24 triệu phụ nữ cả nước). Tham dự Đại hội có 25 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế của 22 nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Đại hội vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Đại hội đề ra 5 chương trình trọng tâm: Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Nghiên cứu và kiểm tra giám sát.

Đại hội phát động hai phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”.

- Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2002-2007) được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội từ ngày 22 - 23/2/2002. Chủ đề của Đại hội là "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, bình đẳng, năng động, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

Đại hội có gần 1.200 đại biểu tham dự (trong đó có 900 đại biểu chính thức) đại diện cho hơn 11 triệu hội viên. Tham dự đại hội có 19 đoàn với gần 100 đại biểu phụ nữ quốc tế các nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban Vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN...).

Đại hội vinh dự đón các đồng chí: Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư BCH TW Đảng, Trần Đức Lương - Chủ tịch nước, Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội, Phan Văn Khải - Thủ tướng Chính phủ. Vinh dự đón nhận bức trướng với dòng chữ “Phụ nữ Việt Nam Năng động - Sáng tạo - Trung hậu - Đảm đang” do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng trao tặng.

Đại hội tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đề ra 6 chương trình trọng tâm gồm: Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ; Hoạt động đối ngoại nhân dân.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2007-2012) được tổ chức từ ngày 1- 4/10/2007 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước”.

Đại hội có trên 1.600 đại biểu (trong đó 1.193 đại biểu chính thức) đại diện cho 53 dân tộc (vắng đại biểu dân tộc Cống). Đại hội vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự. Tổng Bí thư TW Đảng Nông Đức Mạnh phát biểu chỉ đạo Đại hội và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng Đại hội bức trướng mang dòng chữ: “Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước”.

Đại hội tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm gồm: (1) Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu; (2) Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới; (3) Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; (4) Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; (5) Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; (6) Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.

2. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”

Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (tổ chức vào tháng 2/2002), kế thừa phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” của nhiệm kỳ 1997 - 2002, Hội LHPN Việt Nam đã phát động phong trào“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và đề ra 6 chương trình hoạt động trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2002 - 2007.

Từ phong trào thi đua do Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX phát động, các cấp Hội đã năng động, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cụ thể hóa thành nhiều phong trào với nội dung thi đua phong phú, đa dạng và triển khai sâu rộng đến 100% cơ sở. Phong trào thật sự thiết thực, đi vào cuộc sống, được cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng thực hiện, trở thành động lực thúc đẩy chị em vượt qua khó khăn, phát huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng sáng tạo, nâng cao vai trò của phụ nữ, góp phần thực hiện nhiệm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3.  Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần thứ XI và XII:

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012 – 2017) được tổ chức từ ngày 11-14/3/2012 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”.

Đại hội xác định 8 chỉ tiêu chủ yếu, 3 khâu đột phá, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp lớn; tiếp tục phát động phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Trong đó, Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch gồm các nội dung: không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, Không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ . TW Hội đã chỉ đạo mô hình CLB gia đình 5 không, 3 sạch, sau đó rút kinh nghiệm, nâng lên thành Cuộc vận động và đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ XI (từ năm 2012) để triển khai sâu, rộng toàn quốc, đến nay các cấp Hội vẫn đang tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả Cuộc vận động. 

Giai đoạn 2016-2020 TW Hội đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đưa vào nội dung Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tạo cơ chế tốt phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời vận động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền vào cuộc thực hiện Cuộc vận động của Hội.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được tổ chức từ ngày 07 - 09/3/2017 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết- Đổi mới- Bình đẳng- Hội nhập”.

Đại hội xác định 7 chỉ tiêu chủ yếu, 2 khâu đột phá, 3 nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm giải pháp lớn; tiếp tục phát động phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Rèn luyện các phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Đại hội cũng xác định phương châm trong thời kỳ tới: Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội.

Về phương châm,Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 9 xác định phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có Hội”, đến Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X phương châm hoạt động được điều chỉnh thành “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội”. Đại hội XI, tiếp tục phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội”. Đến Đại hội XII, điều chỉnh phương châm hoạt động thành “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội” cho phù hợp với thực tiễn công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên của Hội trong tình hình mới.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video