"Phong trào thi đua yêu nước là động lực phát triển con người và đất nước!"

10/12/2020
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, diễn ra vào ngày 10/12 tại Hà Nội. Theo ông, phong trào thi đua yêu nước, từ những năm tháng cách mạng cho đến thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước, đều là động lực mạnh mẽ mang tầm chiến lực cho sự phát triển của cá nhân và tổ quốc.

Thi đua khen thưởng tạo động lực, chiến lược phát triển cá nhân, đất nước

Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời chào mừng đến các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng cùng các đại biểu đại diện cho tập thể các anh hùng, chiến sĩ thi đua điển hình tiên tiến trên cả nước về dự đại hội, cùng lời thăm hỏi ân cần vài lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới toàn thể đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước đang ngày đêm lao động hăng say, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhấn mạnh công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng, là tư tưởng mang tính chiến lược của Đảng, Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định hoạt động này đã phát huy hiệu quả từ những năm kháng chiến, với nhiều phong trào thi đua, chung tay chống giặc ngoại xâm… như một quá trình mang tính truyền thống.

Theo ông, mọi thành quả của cách mạng nước ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, trải qua chặng đường dài lịch sử xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, cùng với các phong trào thi đua quy mô toàn quốc, tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều tự phong trào thi đua với các tổ chức phong phú, nội dung thiết thực động viên mà hương hướng đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia trong 5 năm qua.

Đặc biệt, trong bối cạnh đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ đã tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân... song nhờ có sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

Qua thực hiện các phong trào thi đua, cả nước đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi người và khắp mọi miền của Tổ quốc, trên mọi lĩnh vực. Phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến.

Công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện của những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân nàng ra một khí thế mới, động lực mới cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, theo Tổng Bí thư – Chủ tịch nước.

"Các đại biểu có mặt trong ngày hôm nay thật sự là những đóa hoa tươi thắm, phong trào thi đua của cả nước" – đồng chí Tổng Bí thư – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đại hội Thi đua yêu nước thu hút số lượng đại biểu tham dự đông đảo, trên nhiều lĩnh vực. Ảnh: Lao Động

Trong bối cảnh hiện tại, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thương mại toàn cầu tiếp tục giảm, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt.

Đặc biệt, thế giới tiếp tục đối mặt với việc tái lây nhiễm và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu nơi càng nghiêm trọng, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tốt hơn so với các nước… "Chúng ta tuyệt đối không được tự mãn, không được chủ quan, cần tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào thi đua yêu nước" – đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Phát huy phong trào thi đua yêu nước thực chất, tránh hình thức

Để tiếp tục phát huy phong trào thi đua yêu nước, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt, triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để công tác thi đua, khen thưởng thật sự là động lực, là biện pháp góp phần tăng cường xây dựng đời vài thứ gì, sự trong sạch, vững mạnh.

Thứ hai, cần đề cao trách nhiệm cho lãnh đạo để chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho thật thiết thực, tránh đi vào lối mòn, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, các bộ, ban ngành, địa phương, lợi ích của cả xã hội.

Các đại biểu dự Đại hội là các nhân tố lan tỏa sâu rộng trong quần chúng tin thần thi đua yêu nước, phấn đấu phát triển cá nhân và đất nước. Ảnh: T.Hùng

Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương.

Cùng với đó là quan tâm và cụ thể hóa các quy định về việc khen thưởng qua việc phát hiện các điển hình, nhân tố mới, xem thường những người trực tiếp lao động sản xuất, khen thưởng đột xuất, khen thưởng các chuyên đề, các điển hình tiên tiến để động viên kịp thời, khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được. Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt nhằm thúc đẩy đủ vũ phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc giành được ra.

Và thứ năm, thi đua phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng. Vì vậy, cần hết sức chú trọng tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất năng lực thực tiễn, năng lực phát hiện và tổ chức thực hiện của đội ngũ thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng, cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng cần có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, có bề dày kiến thức, gắn bó với quần chúng và phong trào thi đua. 

"Đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng công tác tham mưu và kết quả triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đoạn sắp tới" – Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

https://phunuvietnam.vn/

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video