ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN NHANH KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2007-2012

04/10/2007
Giữa những ngày mùa thu lịch sử, trong không khí tưng bừng của phụ nữ cả nước kỷ niệm lần thứ 77 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2007), Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã được long trọng tổ chức từ ngày 1/10/2007 đến 4/10/2007 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội với chủ đề:

Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước”.

BỐI CẢNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

- Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ X đ­ược tiến hành trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nư­ớc ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

- Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thư­ơng mại thế giới (WTO).

- Luật Bình đẳng giới và Nghị quyết số 11 - NQ/TW về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất n­ước đư­ợc ban hành, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nh­ưng cũng đặt ra trách nhiệm lớn cho phong trào phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam.

Ý NGHĨA ĐẠI HỘI

- Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ X đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của phụ nữ cả nước, phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ.

- Động viên mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

NHIỆM VỤ ĐẠI HỘI

·Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX; quyết định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2007 - 2012.

·Bầu cử BCH Khoá X

·Thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi)

ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI

Đại biểu dự Đại hội PNTQ lần thứ X đều là những người tiêu biểu, có quá trình cống hiến trên các lĩnh vực công tác Hội, công tác Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang các cấp, đại diện các dân tộc, các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội.

1. Số lượng đại biểu

Về dự Đại hội có 1.193 đại biểu, trong số các đại biểu, có:

·Đại biểu là UVBCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá IX đương nhiệm: 129 đại biểu (chiếm 10, 81%).

·Đại biểu bầu: 986 đại biểu (chiếm 82.65%).

·Đại biểu chỉ định: 78 đại biểu (chiếm 6,54%).

 

2. Thành phần đại biểu:

-Đại biểu là cán bộ Hội các cấp:

+ Cán bộ Hội chuyên trách cơ quan TW Hội:

+ Cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh/ thành:

+ Cán bộ Hội chuyên trách cấp quận/ huyện/ thị xã:

+ Cán bộ Hội cấp cơ sở:

778 đại biểu (65,2%)

53 đại biểu (4,4%)

384 đại biểu (32,2%)

225 đại biểu (18, 8%)

 

116 đại biểu (9, 7%)

-Đại biểu là cán bộ nữ công, công đoàn các cấp:

+Đại biểuthuộc nữ công, công đoàn Trung ương:

+ Đại biểu thuộc nữ công, công đoàn khối tỉnh/thành:

75đại biểu (6,3%)

28 đại biểu (2,3%)

47 đại biểu (4,0%)

-Đại biểu tiêu biểu của lực lượng vũ trang Quân đội, công an:

39 đại biểu (3,3%)

-Đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực:

Trong đó: + Thiếu tướng quân đội nhân dân VN

+ Nghệ sĩ Nhân dân

+ Trí thức

+Doanh nghiệp

+ Đoạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia

191 đại biểu (16%)

1 đại biểu

2 đại biểu

87 đại biểu

14 đại biểu

15 d?i bi?u

-Đại biểu đại diện cho 52 dân tộc thiểu số:

197 đại biểu (16,5%)

-Đại biểu tiêu biểu các tôn giáo:

26 đại biểu (2,2%)

-Đại biểu là đảng viên:

1.099 đại biểu (92,1%)

-Đại biểu là quần chúng:

94 đại biểu (7,9%)

*Đại biểu là cấp uỷ đảng các cấp:

-Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng khoá X:

-Uỷ viên Ban chấp hành tỉnh/thành uỷ:

Trong đó:uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh/thànhuỷ:

-Uỷ viên Ban chấp hành cấp huyện và tương đương:

-Uỷ viên Ban chấp hành Đảng uỷ cơ sở:

14 đại biểu (1,2%)

141 đại biểu (11,8%)

64đại biểu (5,4%)

175 đại biểu (14,,7%)

66đại biểu (5,5%)

 

*Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp:

-Đại biểu Quốc Hội khoá XII

-Đại biểu HĐND các cấp

Trong đó:

+ Cấp tỉnh/ thành

+ Cấp huyện/ quận

+ Cấp xã, phường

31 đại biểu (2,6%)

210 đại biểu (17,6%)

 

73 đại biểu (6,1%)

95 đại biểu (8%)

42 đại biểu (3,5%)

 

*Đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành TW, địa phương:

-Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng và tương đương

-Thứ trưởng, nguyên thứ trưởng và tương đương

-Giám đốc, phó GĐ các sở, ban, ngành và tương đương

6 đại biểu (0,5%)

23 đại biểu (2%)

124 đại biểu (10,4%)

 

3. Trình độ của đại biểu:

* Trình độ học vấn:

-Phổ thông trung học

-Trung học cơ sở

-Tiểu học

1.124 đại biểu (94,2%)

60 đại biểu (5%)

9 đại biểu (0,8%)

 

*Về học hàm, học vị và chuyên môn:

- Cao đẳng trở lên:

+ Giáo sư, Phó giáo sư

+ Thạc sĩ, tiến sĩ

+ Đại học, cao đẳng

833 đại biểu (70%)

7 đại biểu (0,6%)

75 đại biểu (6,4%)

750 đại biểu (63%)

-Sơ cấp, trung cấp:

208đại biểu (17,4%)

* Về lý luận chính trị:

-Cao cấp, cử nhân:

-Sơ cấp, trung cấp:

726 đại biểu (60,8%)

325 đại biểu (27,2%)

 

4. Độ tuổi của đại biểu:

- Đại biểu dưới 30 tuổi:

- Đại biểu từ 31 - 55 tuổi:

- Đại biểu trên 55 tuổi:

25 đại biểu (2,1%)

1.107đại biểu (92,7%)

61 đại biểu (5,1%)

Đại biểu cao tuổi nhất là cụ Lê Thị Nhạn: 78 tuổi, thuộc đoàn đại biểutỉnh Tây Ninh .

Đại biểu trẻ tuổi nhất là chị Dương Thị Thu Phương: 18 tuổi, nữ sinh trường Đại học Y Hà Nội.

 

5. Thành tích của đại biểu

- Đại biểu là Anh hùng LLVT, AHLĐ:

- Đại biểu được tặng Huân chương Độc lập:

- Đại biểu được tăng Huân chương các loại:

- Đại biểu là chiến sĩ thi đua toàn quốc:

- Đại biểu là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thành,Bộ, ngành:

- Đại biểu được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:

- Đại biểu được tặng Huy chương, kỷ niệm chương các loại:

8 đại biểu (0,7%)

46 đại biểu (3,9%)

94 đại biểu (7,9%)

32 đại biểu (2,7%)

216 đại biểu (18,1%)

 

82 đại biểu (6,8 %)

 

348đại biểu (29,1%)

Đại biểu mời: Trên 400 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , các Bộ ngành, các ban Đảng và các đoàn thể chính trị xã hội, các mẹ Việt Nam

 

NỘI DUNG ĐẠI HỘI

I. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHONG TRÀO PHỤ NỮ NHIỆM KỲ 2002-2007 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM KỲ 2007-2012.

Đại hội đã nghe đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà, uỷ viên TW Đảng, Phó chủ tịch thường trực Hội LHPN Việt Nam khoá IX thay mặt Đại hội trình bày báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2002 - 2007 và phương hướng nhiệm kỳ 2007 - 2012. Nội dung cơ bản như sau:

1. Kết quả phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam 5 năm qua (2002 – 2007)

a. Tổ chức, động viên phụ nữ thực hiện tốt phong trào thi đua và các hoạt động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ.

-Tổ chức vận động phụ nữ cả nước thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đã có gần 7 triệu hội viên đạt tiêu chuẩn phong trào thi đua 5 năm liền.

-Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt của phụ nữ có tiến bộ.

-Hỗ trợ tích cực, hiệu quả giúp phụ nữ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế v­ươn lên làm giàu chính đáng. 5 năm qua đã có 4 triệu lượt hộ nghèo trong đó trên 1,7 triệu lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được hội giúp đỡ, trên 800.000 hộ thoát nghèo.

-Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần giải quyết một số vân đề xã hội.

b. Chủ động đề xuất xây dựng luật pháp, chính sách và tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

- Hội LHPN Việt Nam đã tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước: Luật Bình đẳng Giới và Nghị quyết số 11/NQ - TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

c. Công tác củng cố, phát triển tổ chức Hội đạt nhiều kết quả.

- Các cấp Hội đã thu hút hội vien vào tổ chức Hội đạt 63,62% tăng 13,62% so với nhiệm kỳ trước; trên 75% hội gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có hội viên, cơ sở Hội khá đạt trên 95%.

d. Hoạt động hữu nghị, hợp tác quốc tế của Hội đ­ược đẩy mạnh và phát triển.

Cho đến nay Hội LHPN Việt Nam đã có quan hệ với trên 300 tổ chức Quốc tế và khu vực tại 67 nước, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết, quan hệ hợp tác giữa nhân dân và phụ nữ Việt Nam với các nước trên thế giới.

 

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 5 năm tới (2007 - 2012)

·Mục tiêu:

Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao trình độ về mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu để góp phần thực hiện mục tiêu:đến năm 2020, nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

 

·Các chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ:

  1. 80% trở lên hội viên đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; trong đó 70% trở lên đạt 3 tiêu chuẩn phong trào.
  2. 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyết của Hội, giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống, giới và bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc.
  3. 60% trở lên các bà mẹ có con dưới 16 tuổi được phổ biến, hướng dẫn kiến thức, phương pháp nuôi dạy con.
  4. 70% trở lên phụ nữ nghèo được Hội giúp xoá đói giảm nghèo. Phấn đấu 90% trở lên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp, trong đó 40% đến 50% thoát nghèo.
  5. Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 50 ngàn lao động nữ, tăng dần tỷ lệ lao động nữ được đào tạo dài hạn.
  6. Tăng số cơ sở Hội khá và xuất sắc, giảm đáng kể số cơ sở Hội yếu kém; 90% trở lên Hội LHPN xã xây dựng được lực lượng hội viên nòng cốt và quỹ Hội tại các chi Hội.
  7. Phát triển hội viên tăng 5% trở lên so với tổng số hội viên đầu nhiệm kỳ; 80% hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có ít nhất 1 hội viên; 70% trở lên hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên và đóng hội phí.
  8. 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN cấp tỉnh/thành, chủ tịch Hội LHPN cấp huyện/thị, 90% Chủ tịch Hội LHPN cấp xã, ở độ tuổi dưới 45, đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo quy định.

·Nhiệm vụ và giải pháp

1. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

1.1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ tr­ương, nghị quyết của Đảng, LPCS của Nhà n­ước cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.

- Chú trọng các lĩnh vực LĐ-VL, GD-ĐT, XĐGN, hôn nhân - gia đình, SKSS, bảo vệ bà mẹ - trẻ em, phòng chống tội phạm, TNXH, tai nạn thương tích, đất đai, môi tr­ờng, ATGT, quan hệ dân sự, bảo hiểm XH, dân tộc, tôn giáo, Luật Bình đẳng giới, Chiến lư­ợc quốc gia vì sự tiến bộ của PN, phong trào thi đua của Hội phát động.

1.2. Xây dựng ngư­ời phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Vận động, hư­ớng dẫn PN phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí:có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu; tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;

Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình phụ nữ tiên tiến

1.3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, vận động, truyền thông của các cấp Hội.

Xây dựng Đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phẩm chất đạo đức cho phụ nữ; Bồi dư­ỡng nâng cao chất l­ượng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trực tiếp kết hợp với t­ư vấn tại cộng đồng; Nâng cao chất l­ượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin tuyên truyền của Hội...

2. Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

2.1. Tham gia xây dựng luật pháp, chính sách

-Triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nư­ớc”

-Đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, dự án phát triển trên các lĩnh vực.

-Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng hệ thống chính sách về gia đình thời kỳ đẩy mạnh CNH - HéH

-Đẩy mạnh và nâng cao chất l­ượng công tác nghiên cứu khoa học.

2.2. Tăng cư­ờng công tác tư­ vấn, giám sát và thực hiện phản biện xã hội

-Củng cố, phát triển mạng l­ưới tư­ vấn pháp luật và giải quyết đơn thư­ của các cấp Hội

-Giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ.

-Đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống TNXH, tội phạm liên quan tới phụ nữ

-Nghiên cứu, vận dụng thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội...

3. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.

3.1. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giúp phụ nữ thoát nghèo hiệu quả, bền vững

-Phấn đấu 90% trở lên hộ nghèo do PN làm chủ đư­ợc giúp, trong đó 40% - 50% thoát nghèo; chuyển giao kỹ thuật và h­ướng dẫn kinh nghiệm làm ăn.

-Tăng c­ường khai thác các nguồn vốn, mở rộng vốn uỷ thác từ Ngân hàng CSXH; Phát triển bền vững các m”hình vay vốn - tiết kiệm.

-Phát huy tính chủ động, quyết tâm vư­ợt khó, ý thức tiết kiệm

-Phát triển các nhóm tư­ơng trợ, nhóm tình thư­ơng, các hình thức kết nghĩa và vận động tiết kiệm trong PN để giúp nhau thoát nghèo...

3.2. Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh,làm giàu chính đáng.

-Hỗ trợ PN phát triển các loại hình kinh doanh, d?ch v?, khởi sự doanh nghiệp

-Khuyến khích PN tham gia các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và tôn vinh tài năng nữ trong lĩnh vực kinh tế.

-Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

3.3. Tăng cư­ờng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ

-Tăng cư­ờng công tác thông tin về lao động, việc làm cho phụ nữ

-Củng cố, nâng cao chất lư­ợng hoạt động các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm của Hội; xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho phụ nữ

3.4. Phát triển bền vững hoạt động tín dụng tiết kiệm của Hội theo luật định

Nghiên cứu, xây dựng m”hình hoạt động tín dụng tiết kiệm của Hội theo tinh thần Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ, tiến tới thành lập Ngân hàng Phụ nữ khi có đủ điều kiện.

4. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

-Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới và cộng đồng trong xây dựng gia đình.

-Tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”.

-Chú trọng vận động PN thực hiện nếp sống văn minh, đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; phòng chống TNXH, bạo lực gia đình, buôn bán PN trẻ em, kết hôn với ng­ời n­ước ngoài bất hợp pháp;

-Quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, khó khăn; kỹ năng cho PN về chăm sóc SKSS, phòng chống HIV/AIDS, nuôi dạy con theo độ tuổi, giáo dục gia đình. H­ướng dẫn kỹ năng sống cho PN trẻ và trẻ em gái vị thành niên.

-Xây dựng và thực hiện chư­ơng trình giáo dục 5 triệu bà mẹ. Phát triển các hình thức t­ư vấn về hôn nhân - gia đình và Trung tâm hỗ trợ kết hôn. Tham gia chủ động, củng cố và nâng cao chất lư­ợng hoạt động của tổ hoà giải tại cộng đồng...

5. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

5.1. Phát triển tổ chức, kiện toàn bộ máy.

-Tập hợp rộng rãi các đối tư­ợng PN, chú trọng nữ thanh niên, trí thức, doanh nhân, phụ nữ cao tuổi, lao động nữ trong khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, PN Việt Nam ở n­ước ngoài.

-Kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao chất lư­ợng, hiệu quả hoạt động; Nâng cao chất lư­ợng lập kế hoạch, thông tin, báo cáo, thống kê và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…

5.2. Củng cố và nâng cao chất lư­ợng hoạt động tổ chức Hội cơ sở.

-Tập trung chỉ đạo đối với cơ sở yếu kém.

-Gắn việc củng cố tổ chức Hội cơ sở với hoạt động hỗ trợ phát triển cho PN.

-Cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt thiết thực.

-Xây dựng và phát huy vai trò hội viên nòng cốt

-Tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Chi hội PN thôn, bản, xóm, ấp và tư­ơng đư­ơng thuộc các xã đặc biệt khó khăn và địa điểm làm việc của Hội LHPN xã.

5.3. Tập trung đẩy mạnh đổi mới phư­ơng thức hoạt động của các cấp Hội.

-Tiếp tục thực hiện phư­ơng châm hư­ớng mạnh hoạt động về cơ sở.

-Chăm lo thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, PN; khắc phục tình trạng “hành chính hoá”.

-Tăng quyền chủ động, phát huy tính sáng tạo của các cấp Hội địa phương.

-Coi trọng chỉ đạo điểm, xây dựng m”hình và công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

-Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động của Hội, xây dựng cơ chế phối hợp bình đẳng, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể trong thực hiện các chư­ơng trình, dự án, hoạt động có liên quan tới PN.

5.4. Nâng cao chất l­ượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp

-Chủ động quy hoạch và định kỳ đánh giá cán bộ theo quy định

-Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về một số lĩnh vực công tác PN ở cấp TW và tỉnh, thành.

-Tăng cư­ờng đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ Hội; chú trọng cán bộ chủ chốt cấp co s?, cán bộ dân tộc thiểu số, tôn giáo, cán bộ trẻ…

-Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ Hội LHPN cấp huyện, quận và cơ sở. Xây dựng và phát triển Học viện Phụ nữ Việt Nam.

6. Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình

- Chủ động tham m­ưu cho Đảng, Nhà n­ước thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới quyền của PN và bình đẳng giới.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, PN về đ­ường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nư­ớc và hoạt động đối ngoại của Hội.

- Củng cố, tăng cư­ờng quan hệ song ph­ơng với tổ chức PN các nư­ớc. Tăng cường quan hệ đa phư­ơng với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và khu vực.

- Chủ động khai thác nguồn lực quốc tế hỗ trợ các hoạt động vì PN. Vận động PN VN ở nư­ớc ngoài hư­ớng về Tổ quốc, đóng góp cho đất n­ước, phong trào PN và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.

II. CÁC BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI

Đại hội đã được nghe 12 tham luận đến từ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp và các Bộ/ngành Trung ương. Nội dung các tham luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề Bình đẳng giới trong thời kỳ hội nhập; vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập,lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; dạy nghề tạo việc làm cho phụ nữ; các hình thức tập hợp thu hút hội viên; công tác phối hợp trong việc nâng cao trình độ, nhận thức cho phụ nữ; tín dụng, tiết kiệm; phòng chống tội phạm và TNXH, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ;...

Các tham luận đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần đưa phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam ngày càng phát triển, phù hợp với nhiệm vụ và tình hình giai đoạn cách mạng mới. Cụ thể:

Đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước:

-Cần có chính sách ưu tiên trong đào tạo đối với cán bộ nữ, đặc biệt là đối với cán bộ nữ, phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số.

-Trong công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ phải quy định một tỷ lệ nữ hợp lý và có những giải pháp cụ thể, khả thi.

-Nghiên cứu tăng kinh phí hoạt động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện tuyên truyền cho các cấp Hội cơ sở, phụ cấp cho cán bộ chi, tổ Hội vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa bàn trọng điểm dân tộc, tôn giáo.

-Có chương trình cụ thể hoá việc thực hiện ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ quản lý đã được ghi trong Nghị định 90 như đào tạo, tín dụng, tư vấn, chính sách thuế, thương mại quốc tế.

Đề xuất, kiến nghị với TW Hội LHPN Việt Nam:

-Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thống nhất việc cụ thể hoá phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”trong khối nữ công nhân viên chức và lao động tạo điều kiện cho các địa phương triển khai phong trào trong mọi tầng lớp phụ nữ, mọi thành phần kinh tế.

-Đúc kết và nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong đa dạng hoá các hình thức tập hợp, thông qua tổ chức các liên hoan điển hình cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc.

-Hội LHPN các cấp cần có sự chủ động trong việc phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, chương trình của Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra.

III. PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ NÔNG ĐỨC MẠNH ĐỘNG VIÊN PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI.

Đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội. Đồng chí đã đánh giá cao vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong thời gian và giao nhiệm vụ cho Hội LHPN Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ cả nước ngày càng phát triển trong giai đoạn tới.

Trong bài phát biểu Tổng Bí thư đã nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan đến hoạt động nhiệm kỳ 2007-2012 của Hội LHPN các cấp:

Một là, Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phải làm tốt hơn vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện có hiệu quả các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới.

Hai là, Triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới. Đưa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Có cơ chế để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án phát triển của quốc gia, bộ, ngành, địa phương. Trong đó hướng một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ

Ba là, Chú trọng việc tạo nguồn cán bộ nữ và đặt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, để bạt và bổ nhiệm. Chương trình đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực phải phù hợp và gắn với quy hoạch; chú ý việc đào tạo, sử dụng cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỉ lệ cán bộ nữ quá thấp. Cần có tỉ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng từ Trung ương đến cơ sở phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

Bốn là, Các cấp Hội cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, coi đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong giai đoạn phát triển mới. Xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ.

Tổ chức Hội phải thể hiện rõ tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng phụ nữ, phát triển tổ chức Hội trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể,... Hoạt động của Hội cần phải phù hợp với đối tượng, bám sát cơ sở, khắc phục bằng được tình trạng hành chính hoá. Cán bộ Hội phải có kiến thức, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu công tác, có sự nhạy cảm về chính trị, bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của cán bộ, hội viên. Cán bộ chủ chốt của Hội phải thực sự là những cán bộ nữ ưu tú và là nguồn cán bộ nữ của Đảng ở tất cả các cấp. Trước mắt, những năm đầu của nhiệm kỳ này, các cấp Hội phải tập trung phấn đấu để không còn cán bộ ban chấp hành hội phụ nữ cơ sở mù chữ; cán bộ Hội vùng đồng bào dân tộc ít người phải biết tiếng dân tộc và cán bộ chủ chốt cơ sở đạt chuẩn về trình độ theo quy định.

Thông qua công tác vận động phụ nữ, Hội phải trở thành chỗ dựa tin cậy của chị em, chăm lo lợi ích thiết thân, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, tạo điều kiện để chị em phát huy cao khả năng đóng góp của mình cho xã hội.

Hội liên hiệp phụ nữ các cấp cần phát động rộng rãi phong trào học tập trong các tầng lớp phụ nữ. Phải coi công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt của phụ nữ Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nhân dịp Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao tặng cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Việt Nam Bức trướng với dòng chữ “Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đối mới đất nước”, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới phong trào phụ nữ cả nước và đây là một vinh dự rất lớn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

IV. CHỦ TỊCH NGUYỄN MINH TRIẾT GẶP MẶT ĐẠI BIỂU

Sau phiên Khai mạc Đại hội, tối 2/10 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu dự Đại hội. Cùng tiếp các đại biểu dự Đại hội có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Trò chuyện với các đại biểu về dự Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đánh giá cao vai trò, những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt ngày nay trong công cuộc đổi mới, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội học tập, không ngừng tiến bộ, có mặt trên mọi lĩnh vực, địa bàn hoạt động, kể cả các lĩnh vực, địa bàn xa xôi, khó khăn nhất và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Chủ tịch nước mong muốn, Đại hội lần này cần khẳng định rõ những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; đề ra các chủ trương, chính sách sát thực để đưa phong trào phụ nữ ngày càng phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức, trong đó phụ nữ cũng cần phải vượt qua. Muốn vậy, phụ nữ cần nỗ lực vượt bậc, nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho đất nước. Hội LHPNVN cần phải làm tốt hơn vai trò tham mưu, tích cực nghiên cứu chủ động đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra các cơ chế, chính sách thiết thực hơn, cập nhật hơn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đồng thời phải tạo ra sự đồng thuận trong toàn xã hội, từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đến từng cơ quan, đơn vị, gia đình nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ và phát triển. Chủ tịch nước nhấn mạnh, sau Đại hội các cấp Hội LHPNVN cần xây dựng tổ chức mình vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy của chị em, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, đảm bảo phương châm “nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội”. Hội cũng cần mở rộng hơn nữa tính liên hiệp, hội nhập quốc tế, tăng cường công tác đối ngoại. Hội cũng cần đi sâu tuyên truyền, vận động, đặc biệt trên các lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, buôn bán PNTE...

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc phụ nữ cả nước đạt nhiều thành công hơn trong nhiệm kỳ tới và chúc Đại hội thành công rực rỡ.

V. THƯ CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ NỮ CÁC NƯỚC

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã nhận được nhiều thư, điện chúc mừng của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế: Hội Liên hiệp phụ nữ Lào; Hội Liên hiệp phụ nữ Toàn quốc Trung Hoa; Hội Liên hiệp phụ nữ Li ên Bang Nga; Hội Liên hiệp phụ nữ Cu Ba; Liên đoàn Phụ nữ thế giới vì Hoà Bình và Tự do (Phân nhánh Hoa Kỳ); Tổ chức Bắc - Nam hợp tác, Bỉ; Tổ chức các ngân hàng tiết kiệm về hợp tác quốc tế Đức. Sau đây trích một số nội dung điện mừng của một số tổ chức phụ nữ các nước:

“Trong suốt chiều dài lịch sử, Hội LHPN Việt Nam đã có những nỗ lực tích cực trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội. Chúng tôi thật sự vui mừng và khâm phục những tiến bộ mà phụ nữ Việt Nam đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Hội Liên hiệp Phụ nữ Toàn quốc Trung Hoa luôn luôn sát vai với Hội LHPN Việt Nam nỗ lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa phụ nữ và nhân dân hai nước.”

“Trong ngày trọng đại này chúng tôi xin bày tỏ lòng khâm phục của mình tới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vì những thành công của Hội nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ Việt Nam và vươn tới vị thế xứng đáng của họ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đời sống tinh thần của đất nước.”“Chúng tôi tin tưởng vào tình hữu nghị và đoàn kết của chúng ta và chúng ta sẽ nỗ lực để quan hệ hợp tác ngày càng phát triển và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và phụ nữ hai nước”. (Hội LHPN Nga)

“Chúng tôi rất may mắn được chứng kiến những tiến bộ mà nhân dân Việt Nam đang thực hiện để đưa đất nước hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng tôi xin gửi tới các bạn lời chào và lời chúc tốt đẹp của Liên đoàn Phụ nữ Thế giới vì Hoà bình và Tự do tại Mỹ nhân dịp Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X của Việt Nam.”(Liên đoàn PN Thế giới vì Hòa Bình và Tự do, phân nhánh Hoa Kỳ)

“Phụ nữ Việt Nam cũng như phụ nữ Cuba đã biết vượt qua những hoàn cảnh khó khăn gian khổ. Chúng ta đã thể hiện lòng dũng cảm trong giai đoạn bị thực dân và đế quốc xâm lược, rất nhiều chị em trong chúng ta đã hy sinh những tình cảm cá nhân của mình để anh dũng cầm súng chiến đấu, dành độc lập mà chúng ta xứng đáng được hưởng... Phụ nữ Cuba và Việt Nam chúng ta luôn đoàn kết trên mọi mặt trận vì sự phát triển và phồn thịnh của hai nước, chúng ta luôn luôn đấu tranh vì sự nghiệp chính nghĩa đã được đánh dấu trong lịch sử quan hệ của Việt Nam và Cuba”.

 

IV. ThÔNG QUA ĐIỀU LỆ HỘI LHPN VIỆT NAM SỬA ĐỔI

Điều lệ Hội LHPN Việt Nam bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu của phong trào phụ nữ đã được Đại hội thông qua bao gồm 7 chương và 22 điều:

Chương 1:Chức năng và nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam

Chương 2:Hội viên và các tổ chức thành viên

Chương 3:Nguyên tắc, tổ chức, cơ quan lãnh đạo

Chương 4:Tổ chức Hội LHPN cấp xã

Chương 5:Khen thưởng, kỷ luật

Chương 6:Tài chính của Hội

Chương 7:Chấp hành Điều lệ Hội LHPN Việt Nam

VII. BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN VIỆT NAM KHOÁ X

Với hình thức bỏ phiếu giơ tay một lần toàn bộ danh sách, Đại hội đã bầu ra được 154 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2007 - 2012, những người sẽ trực tiếp lãnh đạo phong trào phụ nữ trong nhiệm kỳ tới. Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã ra mắt Đại hội.

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khoá Xnhiệm kỳ 2007 - 2012 được tổ chức tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hà Nội vào chiều ngày 3/10/2007. Hội nghị đã bầu ra 25 Uỷ viên Đoàn chủ tịch, 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả như sau:

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chị Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chị Đặng Thị Ngọc Thịnh -Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chị Hoàng Thị Ái Nhiên - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chị H’ Ngăm Niê K’ Đăm - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Thay mặt cho 154 uỷ viên Ban chấp hành TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà phát biểu ý kiến thể hiện ý chí quyết tâm của Ban chấp hành TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Chủ tịch xin hứa sẽ cùng đội ngũ Ban chấp hành lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ cả nước trong nhiệm kỳ 2007 - 2012 nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình cách mạng mới .

 

VIII. THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X được tổ chức từ ngày 1/10/2007 đến ngày 04/10/2007 tại Thủ đô Hà Nội.

 

Quyết nghị

1.Thông qua báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá IX trình Đại hội. Đại hội nhiệt liệt biểu dương toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước đã phát huy những truyền thống tốt đẹp và phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam, nõ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. Đại hội nhất trí thông qua mục tiêu, các chỉ tiêu cơ bản và 6 nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2007 - 2012. Đại hội giao cho Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá X căn cứ kết quả biểu quyết và những kết luận tại Đại hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành.

2.Nhất trí thông qua toàn văn Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi.

3.Đại hội quyết định tiếp tục phát động trong các tầng lớp phụ nữ cả nước phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

4.Đại hội quyết định số lượng uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá X gồm 159 uỷ viên. Tại Đại hội đã bầu 154 uỷ viên. Giao cho Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá X bầu bổ sung 5 uỷ viên khi có đủ điều kiện.

5.Đại hội giao cho Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khoá X chỉ đạo các cấp Hội LHPN tổ chức vận động phụ nữ cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã được Đại hội thông qua.

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam ở trong nước và ngoài nước phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ X, quyết tâm phấn đấu thực hiện nhiệm vụ mà Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X giao cho phụ nữ Việt Nam: Đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đối mới đât nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video